Nợ tiền BHXH bao lâu thì doanh nghiệp sẽ bị thanh tra?

Nợ tiền BHXH bao lâu thì doanh nghiệp sẽ bị thanh tra?

Share

Thực trạng về nợ tiền BHXH của doanh nghiệp đang diễn ra rất phổ biến. Chính vì thế, câu hỏi về thời hạn nợ tiền BHXH luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cho phép doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH trong bao lâu? Nếu quá hạn có bị phạt hành chính không? Mức phạt nợ tiền BHXH như thế nào? Trong bài viết này, Công ty Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp sẽ giải đáp toàn bộ những vấn đề này cho Quý doanh nghiệp.

Nợ tiền BHXH bao lâu thì doanh nghiệp sẽ bị thanh tra?
Nợ tiền BHXH bao lâu thì doanh nghiệp sẽ bị thanh tra?

1. Doanh nghiệp nợ tiền BHXH bao lâu thì bị thanh tra

Đơn vị sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia đóng Bảo hiểm xã hội cho toàn bộ nhân sự trong tổ chức (căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Luật BHXH 2014). Theo đó, hằng tháng, doanh nghiệp cần trích tiền từ quỹ lương của người lao động theo tỷ lệ nhất định để nộp cùng lúc vào quỹ BHXH.

Thời hạn đóng BHXH của doanh nghiệp được quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, được sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH. Cụ thể như sau:

– Trường hợp đóng BHXH theo tháng: Hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng

– Trường hợp đóng BHXH 03 tháng/lần hoặc 06 tháng/lần: Hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng đã chọn.

Nội dung quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật BHXH (2014), trong trường hợp doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH từ 30 ngày trở lên sẽ bị tính lãi chậm đóng BHXH. Thêm vào đó, doanh nghiệp có thể nhận chế tài xử phạt vì hành vi chậm đóng BHXH.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong việc đóng BHXH, BHTN, BHYT có nguy cơ bị thanh tra chuyên ngành. Như nội dung đã được nêu rõ tại Điều 5 và Điều 7 Nghị định 21/2016/NĐ-CP, Cơ quan BHXH có quyền tiến hành thanh tra với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT.

2. Cách xử lý khi bị thanh tra bảo hiểm

Khi nhận được thông báo về việc tiếp nhận thanh tra Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ liên quan tới BHXH để tránh sai phạm trong quá trình thanh tra. Cụ thể:

– Hợp đồng lao động.

– Hồ sơ cá nhân của toàn bộ lao động trong công ty (Sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, bản sao văn bằng chứng chỉ …)

– Danh sách trả lương.

– Bảng thanh toán tiền lương có chữ ký của người lao động, bảng chấm công.

– Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

– Hồ sơ điều chỉnh của cơ quan bảo hiểm xã hội trong quá trình đóng các loại bảo hiểm.

– Các thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

– Các loại giấy tờ làm căn cứ truy thu bảo hiểm (nếu có ).

– Bản photo sổ BHXH của người lao động.

– Báo cáo tình hình sử dụng lao động.

– Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp của công ty.

Cách xử lý khi bị thanh tra bảo hiểm
Cách xử lý khi bị thanh tra bảo hiểm

Nếu doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên sẽ khiến quá trình thanh tra diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ. Tránh trường hợp sai sót hồ sơ gây mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc bị thanh tra có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp. Kết quả kéo theo là sự bất ổn trong hoạt động đầu tư và kinh doanh bởi thời gian thanh tra bị kéo dài.

3. Mức phạt đối với doanh nghiệp nợ tiền BHXH

Mức phạt đối với doanh nghiệp nợ tiền BHXH
Mức phạt đối với doanh nghiệp nợ tiền BHXH

Nội dung tại phần trên có đề cập tới khoản 3 Điều 122 Luật BHXH (2014) thì doanh nghiệp có thể bị xử lý vi phạm pháp luật nếu nợ tiền BHXH từ 30 ngày trở lên. Đơn vị sử dụng lao động sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, mức phạt tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Người sử dụng lao động là cá nhân nợ tiền bảo hiểm quá thời hạn quy định sẽ bị phạt 12% – 15% trên tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 75 triệu đồng.
  • Người sử dụng lao động là tổ chức nợ tiền BHXH thì sẽ bị xử lý vi phạm nặng hơn với mức từ 24% – 30% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Lúc này, doanh nghiệp phải bổ sung những khoản tiền BHXH còn nợ và phải đóng thêm một khoản tiền lãi chậm đóng cho cơ quan BHXH.

4. Dịch vụ Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

Dịch vụ Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp
Dịch vụ Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

Để hạn chế được tình trạng nợ đóng hay chậm đóng tiền Bảo hiểm xã hội cho người lao động, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ BHXH doanh nghiệp từ công ty chúng tôi. Chúng tôi hiểu được những khó khăn trong quá trình xử lý nghiệp vụ liên quan tới người lao động của Quý doanh nghiệp. Chính vì thế, Công ty Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp đã thiết kế những gói dịch vụ BHXH cho doanh nghiệp, chúng tôi hỗ trợ những dịch vụ sau:

Quý doanh nghiệp có thể trải nghiệm những gói dịch vụ BHXH doanh nghiệp của công ty chúng tôi để tối giản hoá quy trình xử lý các nghiệp vụ về BHXHngười lao động.

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi “Nợ tiền BHXH bao lâu thì doanh nghiệp sẽ bị thanh tra?”. Quý doanh nghiệp thường xuyên theo dõi những thông tin mới về BHXH để hạn chế được những sai phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn về dịch vụ và pháp lý hoàn toàn miễn phí!

Share

Trả lời


Notice: Undefined index: cookies in /home/baohiemhcm/domains/baohiemxahoitphcm.com/public_html/wp-content/plugins/live-composer-page-builder/modules/tp-comments-form/module.php on line 1638