Theo quy định chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

Quy định chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp có thay đổi mới gì?

Share

Những quy định chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp được nhà nước cập nhật thêm những thay đổi mới nhằm đáp ứng được sự phát triển của xã hội. Chế  độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp là một trong những chính sách an sinh xã hội của Việt Nam dành cho người lao động nhằm đảm bảo được sức khỏe và  được hưởng điều kiện phúc lợi tốt nhất.

1. Tai nạn lao động là gì?

Khái niệm tai nạn lao động được quy định theo Điều 142 Bộ luật lao động 2012. Tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận hay chức năng nào của cơ thể, hoặc có thể gây tử vong cho người lao động. Điều này xảy ra trong quá trình lao động, hay gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

2. Bệnh nghề nghiệp là gì?

Định nghĩa bệnh nghề nghiệp được quy định rõ trong Điều 143 Bộ Luật lao động 2012. Bệnh nghề nghiệp được hiểu như là bệnh phát sinh do điều kiện làm việc có hại của nghề nghiệp tác động đến người lao động. Ngoài ra còn có danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì và cùng phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động họp và đề xuất ý kiến.Tuy nhiên để được hưởng chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, người lao động cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật.

Có thể doanh nghiệp và người lao động quan tâm: dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

3.Điều kiện để thực hiện quy định chế độ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

3.1 Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

Theo quy định chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp
Theo quy định chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

Cũng như các loại bảo hiểm khác, người lao động cần phải đáp ứng đúng các điều kiện theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi và phúc lợi hợp pháp của công dân. Theo như Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần có đủ các điều kiện sau đây mới được hưởng loại trợ cấp này. Người lao động rơi vào các trường hợp:

  • Bị tai nạn tại nơi làm việc kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc nơi làm việc;
  • Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
  • Lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị những tai nạn lao động thuộc các trường hợp nêu trên.

3.2  Trường hợp người lao động không được hưởng tai nạn lao động theo quy định chế độ tai- nạn lao động bệnh nghề nghiệp

Người lao động sẽ không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong những nguyên nhân từ chính lao động. Bảo hiểm tai nạn lao động chỉ chi trả cho những sự cố ngoài ý muốn xảy ra với người lao động. Những nguyên nhân sau đây sẽ không được hưởng chế độ này:

  • Do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan gì đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
  • Do người lao động tự cố ý hủy hoại sức khỏe của bản thân mà không phải do tác động từ bên ngoài trong khi làm việc;
  • Do người lao động sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác  trái với quy định của pháp luật làm tổn hại đến tinh thần và sức khỏe của bản thân.

Có thể người lao động và doanh nghiệp cũng quan tâm đến bài viết: trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau thai sản

3.3 Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Nhũng tác động bên ngoài trong lúc làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động là điều họ không hề mong muốn. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhà nước đã đưa ra các điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo những quyền lợi tốt nhất cho người lao động. Lao động sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ điều kiện tại Điều 46 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:

  • Người lao động bị bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành;
  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp;
  • Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề hay công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục mà Bộ Y tế ban hành. Tuy nhiên, người lao động lại phát hiện bệnh theo thời gian quy định thì được giám định để xem xét và giải quyết theo quy định của chính phủ.

Có thể người lao động và doanh nghiệp cũng quan tâm đến bài viết: điều kiện hưởng trợ cấp thai sản

4.Giám định mức suy giảm khả năng lao động 

4.1 Trường hợp người lao động giám định lại

giám định theo quy định chế độ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp
giám định theo quy định chế độ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Người lao động sẽ phải thực hiện giám định lại theo quy định của pháp luật nhằm xác định lại mức khả năng suy giảm. Lao động bị tai nạn lao động bị tai nạn lao động thuộc các trường hợp sau đây buộc thực hiện giám định lại:

  • Người lao động đã được điều trị ổn định nhưng vẫn còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu;
  • Người lao động đã được điều trị ổn định sau khi bị thương tật, bệnh tái phát;
  • Người lao động trong trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ Y tế thì lao động cần phải làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

4.2 Trường hợp người lao động phải giám định tổng quát theo quy định chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

Người lao động phải được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi vừa bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp nhằm xác định phần trăm thương tích. Ngoài ra, người lao động bị tai nạn lao động nhiều lần; hay bị nhiều bệnh nghề nghiệp cũng phải thực hiện giám định này. Điều này sẽ giúp người lao động có thể kiểm tra tổng quát thương tích nhằm xác định mức hưởng do Quỹ Bảo hiểm tai nạn chi trả.

Qua bài viết, bảo hiểm xã hội TPHCM đã chia sẻ những thay đổi trong quy định chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp nhằm giúp người tham gia bảo hiểm bắt buộc không đánh mất những phúc lợi mà bản thân sẽ nhận được. Trong trường hợp người lao động hay người sử dụng lao động đang gặp những rắc rối xoay quanh bảo hiểm xã hội thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn trực tiếp.

Share

Trả lời


Notice: Undefined index: cookies in /home/baohiemhcm/domains/baohiemxahoitphcm.com/public_html/wp-content/plugins/live-composer-page-builder/modules/tp-comments-form/module.php on line 1638