Khi tiến hành làm bảo hiểm thai sản cho người không đi làm thì người lao động cần chú ý những hồ sơ giấy tờ và được hưởng những khoản chi phí như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về bảo hiểm thai sản qua bài viết dưới đây
Nội Dung
1. Bảo hiểm thai sản là gì?
Bảo hiểm thai sản bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm dành cho những người phụ nữ có ý định sinh con và những người chồng có tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Tham gia bảo hiểm thai sản là quyết định đúng đắn, bảo hiểm sẽ đảm bảo cho người lao động những quyền lợi và hỗ trợ phần chi phí trong quá trình mang thai và sinh con.
Khi người lao động nữ không đi làm nhưng có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì vẫn sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định từ bảo hiểm thai sản của chồng.
2. Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ để hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
- Giấy khai sinh và giấy chứng sinh của người con đã được sao y bản chính
- Bản photo giấy chứng tử của người con trong trường hợp bị chết, giấy chứng từ của người mẹ
- Giấy xác minh của nơi khám bệnh có thẩm quyền về tình trạng sức khỏe của người mẹ sau khi sinh con
- Trích sao hồ sơ tình trạng sức khỏe, bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con bị chết sau khi sinh
- Giấy xác minh của đơn vị khám chữa bệnh về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng sức, dưỡng thai.
- Giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội nếu trường hợp điều trị ngoại trú. Trường hợp điều trị nội trú thì phải có bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện biện pháp tránh thai
- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trường hợp lao động nhân con nuôi dưới 6 tháng tuổi
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của người con và giấy các nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp lao động nam nghỉ việc và có vợ sinh con phải phẫu thuật, con dưới 32 tuần tuổi
- Bản kê khai danh sách những lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập
Xem thêm: công văn giải trình bảo hiểm xã hội
3. Thời gian hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
3.1 Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
- Nghỉ để đi khám thai 5 lần trong thời gian mang thai, mỗi lần 1 ngày
- Lao động nữ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai nếu thai không bình thường, người mang thai có bệnh lý và ở xa cơ sở khám, chữa bệnh
3.2 Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
- Lao động nữ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý theo chỉ định của đơn vị khám, chữa bệnh có thẩm quyền
- Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- Nghỉ việc 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi
- Nghỉ việc 20 ngày nếu thai từ 5 đến dưới 13 tuần tuổi
- Nghỉ việc 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi
- Nghỉ việc 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên
3.3 Thời gian hưởng chế độ sinh con
- Người lao động nữ sẽ được nghỉ việc 6 tháng trước và sau khi sinh con để hưởng chế độ thai sản. Trường hợp sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 2 trở đi người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng
- Trước khi sinh, thời gian nghỉ để hưởng chế độ thai sản không quá 2 tháng
3.3.1 Lao động nam đang tham gia BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản như sau:
- Nghỉ 5 ngày làm việc
- Nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi
- Được nghỉ 10 ngày làm việc trường hợp vợ sinh đôi, từ sinh 3 trở lên thì ứng với mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc
- Được nghỉ 14 ngày làm việc trường hợp vợ sinh đôi trở lên phải phẫu thuật
- Theo quy định thì thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản được tính trong 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con
3.3.2 Trường hợp sau khi sinh con
- Người mẹ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết
- Người mẹ được nghỉ 2 tháng nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên bị chết
- Thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội. Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động
3.4 Thời gian hưởng chế độ khi nhận nhận nuôi con nuôi
- Khi nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 6 tháng tuổi
3.5 Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
- 7 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai
- 15 ngày đối với lao động thực hiện biện pháp triệt sản
4. Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm chi trả như thế nào?
Mức chi trả cho bảo hiểm thai sản tính như thế nào? Mức hưởng gồm:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi xin nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản. Nếu chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng theo quy định là mức bình quân của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
- Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày
- Mức hưởng chế độ khi sinh hoặc nhận con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng. Trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng trợ cấp 1 ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày
5. Dịch vụ làm bảo hiểm thai cho người không đi làm uy tín
Để nhận được bảo hiểm thai sản cho người không đi làm mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức cho việc hoàn thành các hồ sơ thủ tục. Chúng tôi cung cấp đến bạn dịch vụ bảo hiểm thai sản, thay mặt bạn giải quyết những khó khăn trong các bước hoàn thành hồ sơ chứng từ, đảm bảo cho việc mang thai và sinh con của người phụ nữ trở nên nhẹ nhàng hơn khi nhận được những khoản chi phí hỗ trợ từ bảo hiểm thai sản, cảm nhận trọn vẹn việc làm cha làm mẹ.
Người lao động nữ ở nhà vẫn sẽ nhận được bảo hiểm thai sản cho người không đi làm khi người chồng tham gia bảo hiểm xã hội. Cần nắm rõ các quy trình và hồ sơ để tránh xảy ra các sai xót đáng tiếc.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: