Hiện nay, tình trạng truy thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp đang diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp không biết nguyên nhân vì sao bị truy thu BHXH. Điều này là kết quả của việc thiếu cập nhật về luật truy thu bảo hiểm xã hội của bộ phận C&B – bộ phận chuyên trách xử lý về nghiệp vụ người lao động. Trong bài viết này, Công ty Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp sẽ thông tin đến Quý Doanh nghiệp những quy định về truy thu bảo hiểm.
Nội Dung
- 1 1. Truy thu BHXH là gì?
- 2 2. Trường hợp truy thu BHXH
- 2.1 2.1 Truy thu do trốn đóng bảo hiểm xã hội
- 2.2 2.2 Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng
- 2.3 2.3 Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động
- 2.4 2.4 Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
- 3 3. Thời hạn truy thu bảo hiểm xã hội
- 4 4. Mức lãi truy thu BHXH theo Quyết định 595
1. Truy thu BHXH là gì?
Khái niệm về truy thu bảo hiểm xã hội được quy định tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH (2017). Theo đó, truy thu BHXH là việc cơ quan bảo hiểm xã hội thu lại các khoản tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN mà doanh nghiệp không thực hiện tham gia đầy đủ theo như quy định của Luật BHXH (2014).
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp là gì?
2. Trường hợp truy thu BHXH
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH (2017) sửa đổi tại Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020, doanh nghiệp bị truy thu BHXH khi trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Cụ thể:
2.1 Truy thu do trốn đóng bảo hiểm xã hội
Những hành vi doanh nghiệp được xem là trốn đóng BHXH: Đóng không đủ số lượng người bắt buộc tham gia; Đóng không đủ tiền BHXH; Chiếm dụng tiền trích đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Ngoài bổ sung số tiền bảo hiểm xã hội đóng thiếu, doanh nghiệp còn phải nộp thêm số tiền phạt chậm đóng BHXH. Mức lãi chậm đóng được quy định như sau:
- Thời gian trốn đóng BHXH trước ngày 01/01/2016 thì mức lãi chậm đóng được áp dụng mức lãi năm 2016.
- Thời gian trốn đóng BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi thì mức lãi suất chậm đóng được tính theo mức lãi quy định tại năm phát hiện trốn đống.
2.2 Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng
Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhân viên đi làm việc tại nước ngoài và khi chấm dứt HĐLĐ về nước sau 06 tháng mới thực hiện truy đóng BHXH thì cũng bị truy thu bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp phải đóng là số tiền BHXH cần đóng theo quy định và thêm tiền lãi truy thu trên tổng số tiền đóng.
2.3 Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động
Sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN doanh nghiệp mới thực hiện truy đóng BHXH BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động thì sẽ bị truy thu BHXH theo Quyết định 595. Số tiền truy thu được tính bằng tổng số tiền BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cần đóng theo quy định và tiền lãi truy thu.
2.4 Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
Ngoài 03 trường hợp được nêu rõ ở nội dung trên, doanh nghiệp có thể bị truy thu trong một số trường hợp khác khi cơ quan BHXH thực hiện thanh tra. Sau đáng giá toàn bộ quá trình thực hiện đóng BHXH của doanh nghiệp, cơ quan BHXH đưa ra kết luận doanh nghiệp cần truy thu đóng các khoản còn thiếu nào.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường mầm non đang phải thực hiện các hồ sơ truy thu BHXH đối với giáo viên mầm non. Việc truy thu được thực hiện theo Văn bản số 835/BHXH-BT (2019) nhằm giúp các giáo viên được hưởng quyền lợi về BHXH theo quy định pháp luật và đảm bảo chế độ hưu trí sau này.
Đối tượng áp dụng là giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non bán công, dân lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập từ năm 1995 đến khi đã đóng BHXH bắt buộc.
3. Thời hạn truy thu bảo hiểm xã hội
Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 28 Quyết định 595/QĐ-BHXH (2017), thời hạn thực hiện truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cụ thể như sau:
- Trong vòng 10 ngày tính từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp doanh nghiệp vi phạm về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
- Trong vòng 03 ngày tính từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp doanh nghiệp chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
4. Mức lãi truy thu BHXH theo Quyết định 595
Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH (2017) về truy thu bảo hiểm xã hội thì số tiền truy thu được tính theo công thức:
Trong đó:
- Ltt: tiền lãi truy thu;
- v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;
- y: số năm phải truy thu;
- Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của tháng i trong năm j;
- Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:
- Nij = (T0 – Tij) – 1
Trong đó:
- T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);
- Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);
- kj: lãi suất tính lãi truy thu (%)
Tham khảo bài viết: Dịch vụ giải trình bảo hiểm xã hội
Trên đây là bài viết cập nhật về truy thu bảo hiểm xã hội. Quý doanh nghiệp cần theo dõi các quy định trong luật truy thu bảo hiểm xã hội để có thể thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới nếu có bất cứ câu hỏi nào về BHXH. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn miễn phí.