Công văn giải trình bảo hiểm xã hội gồm nội dung gì?

Mẫu công văn giải trình bảo hiểm xã hội

Share

Công văn giải trình bảo hiểm xã hội là điều mà các doanh nghiệp cần chú ý khi được kiểm tra và yêu cầu giải trình bảo hiểm xã hội. Cần tìm hiểu rõ về các mẫu công văn sau đây để tránh bị xử phạt hành chính.

1. Công văn giải trình bảo hiểm xã hội gồm nội dung gì?

Mẫu công văn giải trình
Mẫu công văn giải trình

Một công văn mẫu sẽ bao gồm những mục sau:

  • Ngày tháng năm hiện hành, tiêu ngữ và tên của mẫu công văn;
  • Tên và địa chỉ nơi doanh nghiệp đặt trụ trở chính kèm điện thoại, số fax, mã số thuế;
  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh, bản chứng minh nhân dân và chức vụ của người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật;
  • Nêu rõ lý do viết công văn giải trình bảo hiểm xã hội;
  • Giải trình về số người lao động tham gia làm việc tại doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm xã hội nên không tương đương với số người trên hồ sơ nộp thuế. Giải trình cụ thể và chi tiết về sự cố đóng chậm mức lương bảo hiểm xã hội;
  • Cung cấp đầy đủ, rõ ràng về đối tượng cần được giải trình như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân nhân, mã số thuế và địa chỉ liên hệ;
  • Trình bày, giải thích rõ vì sao xảy ra sự chênh lệch trong biên bản giải trình;
  • Đề xuất các yêu cầu cụ thể như: mong muốn cơ quan bảo hiểm giải quyết việc đã tường tình kèm các hồ sơ cần thiết để làm rõ nguyên nhân;
  • Chữ ký và con dấu của đại diện doanh nghiệp ở cuối cùng;

Tham khảo mẫu công văn giải trình bảo hiểm xã hội tại đây.

Xem thêm: bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

2. Các lưu ý về hồ sơ kèm theo của công văn giải trình bảo hiểm xã hội

Các lưu ý về hồ sơ kèm theo
Các lưu ý về hồ sơ kèm theo

Khi chuẩn bị giải trình bảo bảo hiểm xã hội, tùy theo lý do muốn giải trình, nên chú ý những trường hợp sau:

  • Những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép hay làm thêm giờ có được trả đủ và đúng cho đối tượng hay không
  • Các khoản phụ cấp bắt buộc khi đóng bảo hiểm có được thanh toán đầy đủ hay không
  • Kiểm tra các khoản nội quy trong hợp đồng lao động, các chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức..v…v, có chính xác với mức chi trả mà bảo hiểm xã hội đã đề ra hay không 

Xem thêm: trợ cấp thai sản cho chồng khi vợ sinh con

3. Thủ tục, quy trình tiếp nhận và xử lý 

Sau khi đã tiếp nhận công văn giải trình của doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành giải quyết theo trình tự như sau:

  • Cơ quan bảo hiểm tiếp nhận mẫu công văn của doanh nghiệp;
  • Cơ quan bảo hiểm thực hiện trách nhiệm của mình, quản lý các thủ tục chuyển văn bản đến các đơn vị có trách nhiệm tham mưu và giải quyết các vấn đề trên;
  • Sắp xếp và phân loại các kiểu công văn theo nội dụng;
  • Xác minh tính xác thực của nội dung được giải trình;
  • Chuyển công văn giải trình đến bộ phận văn thư;
  • Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền gửi công văn trả lời, xác nhận tiến trình xử lý công văn của doanh nghiệp;

Xem thêm: bảo hiểm thai sản bao lâu được hưởng

4. Dịch vụ giải trình bảo hiểm xã hội

Khi sử dụng dịch vụ giải trình bảo hiểm xã hội của chúng tôi, mọi hồ sơ thủ tục sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và đúng pháp luật nhất, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. 

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu công văn giải trình. Cần thực hiện việc giải trình sớm nhất để tránh bị xử phạt hành chính

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí:

Share

Trả lời


Notice: Undefined index: cookies in /home/baohiemhcm/domains/baohiemxahoitphcm.com/public_html/wp-content/plugins/live-composer-page-builder/modules/tp-comments-form/module.php on line 1638