Doanh nghiệp hiện nay đa số đều thiết kế thang lương theo mẫu thang bảng lương của Nhà nước. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết những lợi ích từ việc xây dựng thang lương tốt. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn lý do nên lập thang bảng lương.
Nội Dung
1. Mẫu thang bảng lương là gì?
Mẫu thang bảng lương là quy chuẩn để doanh nghiệp thực hiện kê khai hệ thống lương. Thang lương được xây dựng có các bậc lương, ngạch lương, được thiết kế thành hệ thống nhằm làm cơ sở trả lương cho người lao động. Doanh nghiệp trả lương cho nhân viên dựa trên năng lực, chức vụ của mỗi nhân viên tương ứng với thang lương đã lập trước đó.
Doanh nghiệp mới thành lập chưa đăng ký tham gia bảo hiểm không nên bỏ lỡ bài đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu.
2. Lý do doanh nghiệp cần lập thang bảng lương
Doanh nghiệp buộc phải xây dựng và công khai với người lao động. Nếu không có thang lương thì doanh nghiệp sẽ bị phạt. Đây là lý do quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải thực hiện xây dựng thang lương.
Ngoài ra, xây dựng một hệ thống thang bảng lương tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp trả lương minh bạch cũng như xét lương đúng với năng lực cho nhân viên. Một mức lương hấp dẫn sẽ tạo động lực cho nhân viên cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Không chỉ thế, doanh nghiệp xây dựng thang lương còn thể hiện được tính chuyên nghiệp trong công việc. Đồng thời, doanh nghiệp dễ dàng quản lý tiền lương mà không gặp khó khăn mỗi khi trả lương.
3. Quy định doanh nghiệp cần biết khi lập mẫu thang bảng lương
Trước khi tải mẫu thang bảng lương bên dưới, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những quy định để lập bảng lương theo đúng quy định pháp lý.
– Bậc lương: Hiện nay, thông thường doanh nghiệp sẽ có từ 05 đến 15 bậc. Tuy nhiên, không có mức tối đa cho bậc lương, nhưng doanh nghiệp phải xây ít nhất là 02 bậc. Nhân viên đủ điều kiện nâng bậc lương thông thường sẽ nâng lên một bậc. Bên cạnh đó, cũng có một vài trường hợp nhân viên có thành tích xuất sắc sẽ được nâng lương vượt cấp.
– Chức danh: Doanh nghiệp căn cứ theo chức danh và vị trí đảm nhiệm trong thực tế mà một vài trường hợp nhân viên sẽ có cùng mức lương. Không chỉ vậy, các nhóm chức danh phải có sự gia tăng giữa các bậc lương đều nhau.
– Lương tối thiểu vùng: Doanh nghiệp phải thực hiện trả lương theo đúng quy định, không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. Mức tối thiểu vùng là do nhà nước quy định, chính vì thế doanh nghiệp cần phải cập nhật mỗi khi có sự thay đổi.
– Dựa trên Điều 07, Khoảng 01 và 02 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp cần phải đảm bảo chênh lệch giữa 02 bậc thang lương không được ít hơn 5%.
Ví dụ:
– Nhân viên A có mức lương bậc 1 bằng mức lương tối thiểu vùng I là 4.420.000 đồng/tháng.
– Sau một thời gian làm việc, A đến hạn nâng lương mức lương A nhận được không được ít hơn 4.641.250 đồng/tháng.
TẢI MẪU THANG BẢNG LƯƠNG NĂM 2022
Xem thêm: Mẫu TK1-TS
4. Một số lưu ý về xây dựng thang lương trong doanh nghiệp
4.1 Doanh nghiệp không cần nộp thang bảng lương
Căn cứ theo Bộ luật số 45/2019/QH14, Điều 93, áp dụng từ ngày 01/01/2021 có quy định cụ thể như sau:
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
=> Doanh nghiệp bắt buộc phải công bố thang lương tại nơi làm việc nhưng không cần phải nộp thang bảng lương cho Cơ quan Nhà nước. Điều này khác biệt so với với Nghị định 121/2018/NĐ-CP, chỉ có doanh nghiệp dưới 10 thành viên không cần nộp thang bảng lương.
Doanh nghiệp lưu ý: Thang bảng lương có liên quan mật thiết đến mức lương tham gia bảo hiểm xã hội đúng quy định. Vì thế, doanh nghiệp cần chú ý làm hồ sơ bảo hiểm xã hội ban đầu sao cho khớp với mức lương tại thang bảng lương. Doanh nghiệp vướng phải khó khăn trong quá trình đăng ký tham gia bảo hiểm lần đầu, tham khảo ngay bài Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu
4.2 Doanh nghiệp không được trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng
Doanh nghiệp khi thuê mướn lao động làm công việc đơn giản nhất không được trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng. Để hiểu hơn về mức tối thiểu vùng, mời các bạn theo dõi tiếp nội dung bên dưới.
4.2.1 Mức lương khởi điểm
Căn cứ theo Điều 07, Khoảng 03, Điểm a, Nghị định 49/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
=> Khi thuê lao động làm công việc đơn giản nhất doanh nghiệp cần phải chú ý trả lương cho người lao động không thấp hơn mức tối thiểu vùng. Trong những năm gần đây do tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp nên mức tối thiểu vùng không có sự thay đổi. Mức tối thiểu vùng hiện nay được căn cứ dựa trên Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng |
Vùng I | 4.420.000 đồng/tháng |
Vùng II | 3.920.000 đồng/tháng |
Vùng III | 3.430.000 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.070.000 đồng/tháng |
4.2.2 Mức lương qua đào tạo
Dựa trên Điều 07, Khoảng 03, Điểm b, Nghị định 49/2013/NĐ-CP, người lao động đã qua học nghề mức lương thấp mà doanh nghiệp phải trả cho các đối tượng này phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng |
Vùng I | 4.729.400 |
Vùng II | 4194.400 |
Vùng III | 3.670.100 |
Vùng IV | 3.284.900 |
4.2.3 Mức lương trong điều kiện môi trường nặng nhọc, độc hại
Căn cứ theo Điều 07, Khoảng 03, Điểm c, Nghị định 49/2013/NĐ-CP, có quy định cụ thể đối với người lao động làm việc trong điều kiện môi trường nặng nhọc, độc hại.
c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mức tối thiểu đối với người lao động làm việc trong điều kiện môi trường nặng nhọc, độc hại
Vùng | Mức lương |
I | 4.641.000 đồng/tháng |
II | 4.116.000 đồng/tháng |
III | 3.601.500 đồng/tháng |
IV | 3.223.500 đồng/tháng |
Mức tối thiểu đối với người lao động có qua đào tạo làm việc trong điều kiện môi trường nặng nhọc, độc hại
Vùng | Mức lương |
I | 4.965.870 đồng/tháng |
II | 4.404.120 đồng/tháng |
III | 3.853.605 đồng/tháng |
IV | 3.449.145 đồng/tháng |
4.3 Trả lương cho lao động thử việc
Doanh nghiệp không cần phải lập mẫu thang bảng lương cho lao động thử việc. Mức tiền lương lao động thử việc nhận sẽ không được thấp hơn 85% mức lương vị trí tương ứng. Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tính được tiền lương cho nhân viên thử việc mà không cần phải xây dựng bảng lương cho nhóm đối tượng này.
Bài viết trên vừa cập nhật thông tin liên quan đến mẫu thang bảng lương. Hy vọng bài viết của chúng tôi mang đến những giá trị hữu ích cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần giải đáp thắc mắc liên quan đến kế toán lương, thang lương,… đừng ngại liên hệ ngay cho công ty dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội để được tư vấn ngay.