Trong quá trình tham gia lao động, không ai muốn mình phải bị thương tật hoặc mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải các trường hợp đáng tiếc – người lao động cũng đừng quá lo lắng nếu đã tham gia BHXH. Trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp được chi trả từ cơ quan BHXH sẽ là cứu cánh của nhiều người lao động khi gặp phải những rủi ro này. Bài viết sau BHXH TPHCM xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về chế độ.
Nội Dung
- 1 1. Điều kiện hưởng trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp
- 2 2. Trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp
- 2.1 2.1 Trợ cấp hàng tháng trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp
- 2.2 2.2 Trợ cấp 1 lần trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp
- 2.3 2.3 Trợ cấp phương tiện sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình
- 2.4 2.4 Trợ cấp phục vụ trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp
- 2.5 2.5 Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- 2.6 2.6 Trợ cấp dưỡng sức và phục hồi sức khỏe
1. Điều kiện hưởng trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp
Được quy định tại Điều 44 Luật BHXH 2014, người lao động sẽ được hưởng loại trợ cấp này khi tham gia BHXH và đạt đủ các điều kiện sau đây:
– Mắc những căn bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong khi làm việc tại môi trường hoặc công việc có yếu tố độc hại.
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do mắc phải những căn bệnh đó.
Những nhóm bệnh được Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh Xã hội quy định bao gồm:
– Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản
– Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
– Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lí
– Nhóm 4: Các bệnh da liễu nghề nghiệp
– Nhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
Lưu ý: Người lao động bị bệnh nghề nghiệp sẽ được giảm định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi bệnh tật đã được điều trị ổn định hoặc sau khi bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định hoặc bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
Dịch vụ bảo hiểm xã hội quận tân phú
Dịch vụ bảo hiểm xã hội quận thủ đức
Dịch vụ bảo hiểm xã hội huyện bình chánh
2. Trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp
Khi mắc phải bệnh nghề nghiệp người lao động sẽ được hưởng nhiều chế độ trợ cấp khác nhau, phụ thuộc vào mức độ bệnh. Ngoài ra người lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp trong thời gian dài nếu có mức suy giảm khả năng lao động cao.
2.1 Trợ cấp hàng tháng trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng nếu bị suy giảm khả năng lao động từ mức 31% trở lên với mức hưởng bằng 30% mức lương cơ sở – nếu suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2%. Ngoài mức hưởng trợ cấp này, hàng tháng người lao động còn được hưởng 1 khoản trợ cấp được tính theo số năm đã đóng BHXH, mức hưởng bằng 0.5% và cộng thêm 0.3% với mỗi năm đóng BHXH.
2.2 Trợ cấp 1 lần trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên sẽ được hưởng mức trợ cấp 1 lần bằng 05 lần mức lương cơ sở – với mỗi 1% suy giảm sẽ được nhận thêm 0.5%. Ngoài ra, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH – với mức cơ bản bằng 0.5 tháng lương cơ bản và cộng thêm 0.3 tháng tiền lương với mỗi năm đóng BHXH.
2.3 Trợ cấp phương tiện sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình
Người lao động sẽ được cung cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn khi bị bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động gây tổn thương các chứng năng hoạt động của cơ thể.
2.4 Trợ cấp phục vụ trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị mù hai mắt hoặc cụt hoặc liệt hai chi hoặc bệnh tâm thần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì hàng tháng sẽ được hưởng thêm mức trợ cấp bằng mức lương cơ sở
2.5 Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hưởng mức trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở nếu bị chết do tai nạn lao động khi đang làm việc, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2.6 Trợ cấp dưỡng sức và phục hồi sức khỏe
Người lao động được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp. Mức hưởng 1 ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng tại gia đình và 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức tại cơ sở tập trung.
Bài viết trên BHXH TPHCM đã cung cấp những thông tin quan trọng về trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp. Khi thực hiện công việc, không ai muốn mình phải bị thương tật để hưởng chế độ này. Tuy nhiên, người tham gia BHXH cũng nên lưu lại những thông tin cần thiết để có thể hữu ích sau này. Trong quá trình tham gia BHXH, nếu có bất cứ vấn đề gì hãy gọi ngay đến Hotline của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.