Trợ cấp chế độ tai nạn lao động được khá nhiều người lao động hiện nay quan tâm, đặc biệt là những lao động thuộc các danh mục ngành nghề nguy hiểm như y tế, kỹ sư, vận tải, xây dựng,… Tuy nhiên, với những quy định và điều khoản được cập nhật thường xuyên – người tham gia BHXH khó mà nắm hết được. Qua bài viết này BHXH TPHCM xin gửi đến bạn đọc những thông tin quan trọng của chế độ này.
Nội Dung
1. Điều kiện hưởng trợ cấp chế độ tai nạn lao động
Người lao động là đối tượng được áp dụng chế độ khi tham gia BHXH và bị tai nạn trong các hoàn cảnh sau đây. Quy định này được công bố tại Điều 43 Luật BHXH 2014:
– Bị tai nạn tại nơi làm việc và đang trong giờ làm việc
– Bị tai nạn ngoài nơi hoặc ngoài giờ làm việc nhưng đang thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
– Bị tai nạn trên đường về và đi từ nơi là việc đến nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
-Bị suy giảm lao động ở mức từ 5% trở lên khi bị tai nạn do các mục đã nêu
2. Quy định giám định mức suy giảm khả năng trợ cấp chế độ lao động
Tại Điều 45 Luật BHXH 2014 có quy định cách giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được giám định hoặc giám định lại nếu thuộc các trường hợp sau:
– Sau khi thương tật hoặc bệnh tật đã được điều trị ổn định
– Sau khi thương tật hoặc bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định
Người lao động sẽ được giảm định tổng hợp đối với những trường hợp sau đây
– Vừa bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
– Nhiều lần bị tai nạn lao động
– Bị nhiều bệnh nghề nghiệp khác nhau
3. Các loại trợ cấp chế độ tai nạn lao động
Khi thuộc diện nhận trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được hưởng nhiều loại trợ cấp khác nhau
3.1 Trợ cấp 1 lần tai nạn lao động
Trong trường hợp người lao động sau khi giám định bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp 1 lần và được quy định như sau:
– Hưởng 5 lần mức lương cơ sở khi bị suy giảm 5% và với mỗi 1% suy giảm tiếp theo sẽ được hưởng 0.5 lần mức lương cơ sở
– Ngoài mức trợ cấp trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH. Từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0.5 tháng, sau đó cứ thêm 1 năm sẽ được tính thêm 0.3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
3.2 Trợ cấp hàng tháng tai nạn lao động
Ngoài khoản trợ cấp 1 lần ra thì người hưởng chế độ tai nạn lao động còn có khoản trợ cấp theo tháng nếu bị suy giảm khả năng lao động từ mức 31% trở lên, chi tiết như sau:
– Được hưởng 30% mức lương cơ sở khi bị suy giảm 31% khả năng lao động. Với mỗi 1% mức giảm thêm thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
– Ngoài ra còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH. Từ 1 năm trở xuống thì được hưởng 0.5% và tăng thêm 0.3% với mỗi năm đóng thêm.
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm nhiều loại trợ cấp khác tùy trường hợp như: trợ cấp phương tiện sinh hoạt – dụng cụ chỉnh hình, trợ cấp phục vụ, trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, trợ cấp dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi điều trị.
3.3 Thời điểm hưởng trợ cấp chế độ tai nạn lao động
Đối với trợ cấp 1 lần, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp phục vụ, người lao động sẽ được tính từ lúc điều trị xong và ra viện. Đối với trợ cấp thương tật hoặc tái phát bệnh tật – người lao động sẽ được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới sẽ được tính từ tháng có kết luận từ Hội đồng giám định.
Bài viết trên BHXH TPHCM đã cung cấp những thông tin quan trọng về trợ cấp chế độ tai nạn lao động. Khi thực hiện công việc, không ai muốn mình phải bị thương tật để hưởng chế độ này. Tuy nhiên, người tham gia BHXH cũng nên lưu lại những thông tin cần thiết để có thể hữu ích sau này. Trong quá trình tham gia BHXH, nếu có bất cứ vấn đề gì hãy gọi ngay đến Hotline của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.