Từ A Đến Z: Cách làm Bảo hiểm xã hội cho nhân viên

Share

Nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa biết cách làm Bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, phần lớn doanh nghiệp hiện nay đều tuân thủ việc đăng ký Bảo hiểm xã hội. Nếu chưa tham gia Bảo hiểm xã hội, bài viết này sẽ giúp quý doanh nghiệp giải đáp việc “làm Bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ gì, hồ sơ và thủ tục ra sao?”

Hướng dẫn cách làm Bảo hiểm xã hội cho nhân viên.
Hướng dẫn cách làm Bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

1. Làm Bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ gì?

Bước đầu tiên trong cách làm Bảo hiểm xã hội cho nhân viên là nắm thông tin về những mẫu giấy tờ cơ bản cần thiết để làm hồ sơ. Doanh nghiệp muốn làm BHXH cần có đầy đủ các thông tin cần thiết của cả doanh nghiệp và người lao động, tương ứng với 4 mẫu giấy tờ kê khai dưới dây:

  • Mẫu TK1-TS: Tờ khai đăng ký tham gia và điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT);
  • Mẫu D02-LT: Danh sách tất cả lao động tại doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT và Bảo hiểm tai nạn (BHTN);
  • Mẫu TK3-TS: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT;
  • Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin. 

2. Hồ sơ đóng Bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Tìm hiểu: Hồ sơ đóng Bảo hiểm cần có những giấy tờ gì? 
Tìm hiểu: Hồ sơ đóng Bảo hiểm cần có những giấy tờ gì?

Đây là bước quan trọng mà doanh nghiệp cần biết để nắm rõ cách làm Bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Người lao động và đơn vị sử dụng lao động sẽ thực hiện làm 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh để nộp lên cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất thủ tục đăng ký BHXH. Số lượng hồ sơ đúng quy định là tổng hợp thành một bộ trên một doanh nghiệp, cụ thể như sau:

2.1. Đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp nộp hồ sơ cho doanh nghiệp, cần có:

  • Tờ khai đăng ký tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Trường hợp người lao động (NLĐ) được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn sẽ bổ sung thêm giấy tờ chứng minh (nếu có) theo đúng quy định.

2.2. Đối với người lao động làm việc ở nước ngoài, cần có:

  • Tờ khai đăng ký tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn, kèm theo văn bản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2.3. Đối với người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau cần có:

  • Tờ khai đăng ký tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Các sổ BHXH đã đăng ký trước đó.

2.4. Đối với đơn vị sử dụng lao động, cần có:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
  • Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT);
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
  • Xem và tải mẫu giấy tờ kê khai BHXH cho doanh nghiệp tại đây.

 3. Phương thức và các mức đóng BHXH

Sau khi giải đáp được câu hỏi Hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội gồm những gì? thì sau đây sẽ là những lưu ý về thời gian, mức đóng và phương thức đóng BHXH.

Năm chế độ quyền lợi của Bảo hiểm xã hội.
Năm chế độ quyền lợi của Bảo hiểm xã hội.

3.1. Mức đóng BHXH

  • Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm bao gồm: Lương + phụ cấp.
  • Bên cạnh đó, chính sách mới của Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai hỗ trợ giảm mức đóng BHXH bằng 0% vào quỹ TNLĐ, BNN (từ ngày 01/7/2021 – 30/6/2022) do tình hình Covid-19.

Xem thêm: Mức đóng BHXH

3.2. Phương thức đóng bảo hiểm

  • Đóng hàng tháng: Thời hạn đóng trễ nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
  • Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần: Thời hạn đóng chậm nhất là đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3.3. Địa điểm đóng BHXH mà doanh nghiệp cần lưu ý

Doanh nghiệp chọn trụ sở tại địa phương để đăng ký BHXH. 
Doanh nghiệp chọn trụ sở tại địa phương để đăng ký BHXH.
  • Trụ sở chính, nơi mà doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH tại địa bàn hoặc cơ quan BHXH tỉnh.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

3.4. Thời gian giải quyết hồ sơ

  • Sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục và giấy tờ như trên, doanh nghiệp sẽ đến cơ quan Bảo hiểm Quận/ huyện nơi công ty đặt trụ sở để đăng ký đóng BHXH.
  • Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Đơn vị làm Bảo hiểm xã hội uy tín

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ làm Bảo hiểm cho doanh nghiệp hay cách làm Bảo hiểm xã hội cho nhân viên tại các doanh nghiệp. Với kinh nghiệm và uy tín nhiều năm trong lĩnh vực này, chúng tôi sẽ giúp quý doanh nghiệp hoàn tất các hồ sơ đúng thời hạn. Từ đó, quý doanh nghiệp có thể yên tâm và có thời gian tập trung phát triển thương hiệu.

Hi vọng sau bài viết này, quý doanh nghiệp sẽ nắm rõ “Hồ sơ đóng Bảo hiểm xã hội gồm những gì?” Nhằm góp phần chung tay cho sự phát triển kinh tế – xã hội nước nhà, doanh nghiệp còn hỗ trợ tối đa cho người lao động của từ các chính sách của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Và nếu quý doanh nghiệp đang cần tìm một đơn cung cấp dịch vụ giải quyết các thủ tục pháp lí, hãy sớm liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!

Share

Trả lời


Notice: Undefined index: cookies in /home/baohiemhcm/domains/baohiemxahoitphcm.com/public_html/wp-content/plugins/live-composer-page-builder/modules/tp-comments-form/module.php on line 1638