Thủ tục báo tăng lao động khá đơn giản nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đều nắm rõ. Vì vậy, dịch vụ bảo hiểm xã hội sẽ hướng dẫn báo tăng lao động trực tuyến để giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc hoàn tất hồ sơ và dễ dàng thực hiện thủ tục báo tăng.
Nội Dung
- 1 1. Báo tăng lao động là gì?
- 2 2. Vì sao doanh nghiệp cần hướng dẫn báo tăng lao động?
- 3 3. Trường hợp thực hiện báo tăng lao động
- 4 4. Hướng dẫn báo tăng lao động trong thời hạn
- 5 5. Hướng dẫn báo tăng lao động
- 6 6. Hướng dẫn báo tăng lao động trực tuyến
- 7 7. Dịch vụ báo tăng lao động mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp
1. Báo tăng lao động là gì?
Báo tăng lao động hay còn được hiểu là báo tăng bảo hiểm xã hội. Báo tăng lao động là việc doanh nghiệp phải thực hiện khai báo với cơ quan chức năng khi có sự thay đổi về gia tăng nhân sự. Nói cách khác khi người lao động làm việc chính thức tại công ty thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với Cơ quan Bảo hiểm Xã hội để được làm hồ sơ.
2. Vì sao doanh nghiệp cần hướng dẫn báo tăng lao động?
Khi công ty tăng số lượng nhân viên, doanh nghiệp phải báo tăng lao động nhằm giúp cơ quan chức năng kiểm soát được tình hình lao động, tình hình tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị sử dụng lao động, từ đó có cơ sở để xét quá trình nhận trợ cấp thất nghiệp. Theo như quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu doanh nghiệp có sự thay đổi thông tin tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cần phải báo tăng bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trường hợp thực hiện báo tăng lao động
Nếu lao động thuộc các trường hợp sau đây, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ để thực hiện việc báo tăng lao động cho công ty. Cụ thể như:
-Người lao động đã ký kết hợp đồng lao đồng với đơn vị sử dụng lao động;
-Người lao động đi làm lại sau khoản thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau;
-Người lao động đi làm lại sau khi xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên.
4. Hướng dẫn báo tăng lao động trong thời hạn
Sau khi doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết trên hợp đồng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Thời hạn báo tăng được quy định tại Khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm Xã hội.
Xem thêm bài viết: Làm lại sổ bảo hiểm xã hội.
5. Hướng dẫn báo tăng lao động
5.1 Hồ sơ cần chuẩn bị
Trước khi thực hiện báo tăng lao động, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ được quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Đơn vị sử dụng lao động hướng dẫn người lao động cung cấp, điền vào tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS. Nếu lao động thuộc trường hợp được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế cao hơn thì bổ sung thêm các giấy tờ chứng minh.
Sau khi nhận hồ sơ từ lao động, doanh nghiệp tổng hợp, kiểm tra hồ sơ đầy đủ và chuẩn bị thêm các loại giấy tờ như sau:
-Tờ khai đơn vị tham gia và điều chỉnh thông tin đối với doanh nghiệp theo mẫu TK3-TS;
-Danh sách lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc theo mẫu D02-TS;
-Bảng kê khai thông tin theo mẫu D01-TS.
5.2 Trình tự nộp thủ tục báo tăng lao động
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Cơ quan Bảo hiểm Xã hội quản lý công ty. Nếu không có thời gian đến nộp trực tiếp, doanh nghiệp còn có thể gửi hồ sơ hồ sơ qua đường bưu điện. Tuy nhiên, để đơn giản hóa các thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập, đồng thời tạo sự thuận lợi cho cơ quan bảo hiểm xã hội dễ quản lý. Doanh nghiệp có thể báo tăng lao động bằng cách kê khai, nộp hồ sơ trực tuyến trên mạng Internet.
Xem thêm bài viết: Quy trình làm lại sổ bảo hiểm xã hội.
6. Hướng dẫn báo tăng lao động trực tuyến
Hiện nay, hình thức nộp hồ sơ trực tuyến khá phổ biến,tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí đi lại của doanh nghiệp. Việc báo tăng lao động trực tuyến qua mạng được thực hiện rộng rãi tại các Cơ quan Bảo hiểm Xã hội từ cấp quận, huyện. Vì vậy, để nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến, doanh nghiệp cần truy cập vào website, sử dụng phần mềm và cách thức thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào website dịch vụ công của Cơ quan Bảo hiểm Xã hội
Khi truy cập vào web, doanh nghiệp tiến hành đăng ký thông tin doanh nghiệp và đăng ký tài khoản giao dịch điện tử cho công ty.
Bước 2: Tải phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội về máy tính
Doanh nghiệp có thể lựa chọn phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội do Tổng cục Bảo hiểm xã hội phát hành miễn phí. Đồng thời, đơn vị sử dụng lao động cần phải chuẩn bị chữ ký số để ký xác nhận và nộp khi thực hiện xong.
Bước 3: Thực hiện khai báo
Dựa vào từng trường hợp mà doanh nghiệp tiến hành kê khai theo hướng dẫn để mà báo tăng lao động như báo tăng mới, nghỉ thai sản đi làm lại nghỉ ốm đi làm lại. Sau đó, đơn vị có thể kê khai bổ sung những thông tin cần thiết và chờ xử lý, giải quyết.
7. Dịch vụ báo tăng lao động mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn đang vướng mắc những thủ tục báo tăng BHXH mà không biết cách giải quyết. Hiểu được điều đó, dịch vụ bảo hiểm xã hội TPHCM cung cấp dịch vụ báo tăng lao động nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm các khoản chi phí đi lại, hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, với chức năng thay thế một đội ngũ nhân viên nhưng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra một năm chỉ từ 4 triệu đồng.
Như vậy, bài viết đã hướng dẫn báo tăng lao động trực tuyến để giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình làm thủ tục. Doanh nghiệp nên báo tăng lao động theo đúng quy định để tránh bị phạt và gặp những rắc rối không đáng có. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.