Mẫu bảng tính lương là một trong những chứng từ quan trọng khi thực hiện tính lương cho người lao động. Tuy nhiên, để thực hiện lập bảng tính lương không phải là điều đơn giản. Vậy có giải pháp nào mang lại hiệu quả cao, rủi ro thấp, tiết kiệm thời gian không? Mời các bạn đọc bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn.
Nội Dung
1. Mẫu bảng tính lương là gì?
Mẫu bảng tính lương hay còn được gọi là là mẫu bảng lương. Mẫu này được doanh nghiệp áp dụng để ghi chép về tiền lương phải trả cho nhân viên. Trong mẫu sẽ nêu rõ họ tên người lao động, bậc lương, hệ số lương, mức phụ cấp, các khoản phải khấu trừ trong lương,….
=> Vậy mẫu bảng tính lương là chứng từ rất quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát sổ sách kế toán. Bên cạnh đó, công thức mà doanh nghiệp áp dụng để thiết kế bảng lương cho người lao động như sau:
LT = (LTT + PC) x SNLVTT/SNVLCĐ
Trong đó:
LT: Lương tháng được nhận
LTT: Lương được thỏa thuận
SNLVTT: Số ngày làm việc thực tế
SNLCĐ: Số ngày làm việc cố định
Xem thêm bài: Mẫu thang bảng lương
2. Có mấy cách tính tiền lương?
Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tính lương cho nhân viên. Tuy nhiên, các hình thức này sẽ dựa trên việc thanh toán lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Tiền mà người lao động nhận có thể là tiền mặt hoặc được chuyển vào tài khoản ngân hàng cá nhân.
Thực tế, có 04 cách để doanh nghiệp áp dụng để tính tiền lương cho nhân viên. Mời các bạn tham khảo chi tiết bên dưới để hiểu rõ hơn.
2.1 Hình thức tính lương theo sản phẩm
Đây là hình thức mức lương được tính dựa trên số lượng sản phẩm, chất lương mà người lao động làm được trong một khoảng thời gian. Thông thường, người lao động sẽ được tổng kết số lượng sản phẩm theo tháng. Công thức tính lương theo sản phẩm như sau:
LTSP = SL x ĐG
Trong đó:
LTSP: Lương theo sản phẩm
SL: Số lượng sản phẩm
ĐG: Đơn giá sản phẩm
=> Cách tính này hoàn toàn dựa trên năng suất lao động của nhân viên trong một tháng. Người lao động có năng suất cao thì sẽ nhận được mức lương cao hơn.
2.2 Hình thức tính lương khoán
Hình thức trả lương khoán là hình thức người lao động được tính lương dựa trên khối lượng công việc được hoàn thành theo chất lượng và báo cáo đúng hạn định. Công thức trả lương khoán được tính như sau:
LK = MLK x %CV
Trong đó:
LK: Lương khoán
MLK: Mức lương khoán
%CV: Phần trăm hoàn thành công việc
=> Người lao động có mức năng suất lao động cao, hoàn thành công việc xuất sắc sẽ có mức lương cao. Việc tính lương theo hình thức này đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn cao.
2.3 Hình thức tính lương theo doanh thu
Mức lương người lao động nhận được dựa trên hình thức này sẽ phụ thuộc vào doanh số, chỉ tiêu của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức tính lương này cho nhân viên bán hàng, kinh doanh,… Mức lương được tính theo hình thức này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận được ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động.
2.4 Hình thức tính lương theo thời gian làm việc
Người lao động được tính lương theo thời gian làm nghĩa là sẽ nhận mức lương dựa trên thời gian thực tế theo từng tháng, tuần, ngày hoặc giờ. Cụ thể như sau:
– Trả lương tháng sẽ được căn cứ dựa trên nội dung được thỏa thuận trên hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Doanh nghiệp sẽ kết toán vào cuối tháng và trả lương vào đầu tháng cho người lao động.
– Trả lương tuần là người lao động nhận lương theo tuần. Thời gian nhận lương trễ nhất sẽ là ngày cuối cùng của tuần.
– Tiền lương được trả cho người lao động theo ngày được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Một số trường hợp, người lao động sẽ được nhận lương vào mỗi cuối ngày làm việc.
– Tính lương theo giờ là hình thức tính đúng số giờ làm việc thực tế của người lao động.
3. Mẫu bảng tính lương
Mẫu bảng tính lương được xây dựng dựa trên Thông tư 200 và 133. Đây là mẫu bảng chung dành cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể thực hiện thiết kế bảng tính riêng để phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mẫu bảng tính lương được xây dựng dựa trên các khoản sau:
3.1 Lương thỏa thuận
Đây là mức lương chính do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Đây là mức lương theo thang bảng lương, đồng thời còn là mức làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức khởi điểm theo thỏa thuận không được phép thấp hơn mức tối thiểu vùng.
3.2 Các khoản phụ cấp
Các khoản này sẽ được người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận. Nó có thể là tiền thưởng, phí ăn, tiền xăng, phí điện thoại,…
3.3 Lương đóng bảo hiểm xã hội
Mức lương đóng bảo hiểm sẽ bao gồm: mức lương thỏa thuận kèm với các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác. Căn cứ theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Khoản 01, Điều 30 các khoản phụ cấp buộc phải đóng bảo hiểm bao gồm:
- Phụ cấp chức vụ, chức danh;
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp thu hút;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thâm niên;
- Các phụ cấp có tính chất tương tự.
3.4 Thuế thu nhập cá nhân
Đây là khoản trích từ tiền lương của người lao động để nộp cho Cơ quan Nhà Nước. Thuế thu nhập ứng với từng đối tượng sẽ có mức đóng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường loại thuế này được tính theo 02 trường hợp sau:
(1) Người lao động ký hợp đồng trên 03 tháng được áp dụng công thức biểu lũy tiến từng phần.
(2) Người lao động làm việc dưới 03 tháng thì thuế sẽ được khấu trừ vào mức lương chính của người lao động.
3.5 Lương lĩnh thực
Đây là mức lương người lao động nhận được sau khi đã khấu trừ thuế, tiền đóng bảo hiểm,… Công thức tính như sau:
LLT = TTN – BHXH – TTNCN – TU
Trong đó:
LLT: Lương lĩnh thực
TNN: Tổng thu nhập cá nhân (Bao gồm lương chính cộng với phụ cấp)
BHXH: Tiền bảo hiểm được trích từ lương cá nhân
TTNCD: Thuế thu nhập cá nhân
TU: Tiền tạm ứng (nếu có)
Tham khảo thêm bài: Mẫu TK1-TS
4. Giải pháp lập bảng tính lương tốt hơn Excel
Như các khoản nêu trên, việc lập mẫu bảng tính lương không phải là công việc đơn giản. Thực tế, khi thực hiện lập mẫu bảng tính lương, doanh nghiệp sẽ mất khá nhiều thời gian. Bởi việc tính lương còn phải dựa trên các cơ sở như là:
- Bảng chấm công
- Danh sách lao động kèm với mức lương, bậc lương, hệ số lương,…
- Danh sách lao động nhận tiền phụ cấp, tiền thưởng,…
- Tính tiền bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân,….
Ngoài ra, thiết kế mẫu bảng tính lương còn có những nguy cơ, rủi ro như:
- Tính bảo mật thấp.
- Khả năng tổng hợp kém.
- Dữ liệu bị phân tán, khó kiểm soát, khó tổng hợp và tra cứu.
- Tính kế thừa thấp, chỉ người chủ sở hữu mới hiểu được.
- Chỉ phù hợp với công ty quy mô nhỏ, chưa mở rộng.
Hiện nay, một số doanh nghiệp sử dụng phần mềm để thực hiện tính lương cho nhân viên thay vì sử dụng Excel. Nó giúp doanh nghiệp bảo mật, tra cứu, tổng hợp thông tin rất tốt. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô, những doanh nghiệp vừa và nhỏ không đầu tư phần mềm cần phải làm gì tính lương hiệu quả?
5. Dịch vụ tính lương uy tín – hiệu quả
Hiểu được những khó khăn mà doanh nghiệp đang vướng phải, các công ty dịch vụ tính lương đã ra đời. Hiện nay, tại dịch vụ bảo hiểm xã hội dành cho doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ tính lương trọn gói hỗ trợ cho doanh nghiệp từ A – Z. Cụ thể như sau:
- Giải đáp thắc mắc miễn phí các vấn đề liên quan đến lương.
- Rà soát lại hồ sơ cho doanh nghiệp.
- Thực hiện xây dựng bảng lương theo đúng quy định.
- Tính lương bằng phần mềm hiện đại, chính xác.
- Chịu tất cả trách nhiệm nếu có bất kỳ sai sót từ phía chúng tôi.
- Bảo mật thông tin doanh nghiệp 100% dù đã kết thúc hợp đồng.
- Tư vấn cho doanh nghiệp mức lương phù hợp phải trả cho nhân viên.
Chính vì thế, doanh nghiệp đang có gặp khó khăn khi lập mẫu bảng tính lương đừng ngại liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp như là: Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu, dịch vụ làm mã đơn vị,... Liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí ngay.