Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội

Lao động nghỉ việc không chốt sổ bảo hiểm xã hội được không?

Share

Người lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của họ không? Và doanh nghiệp không chốt sổ cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào? Điều này sẽ được BaohiemXahoi TPHCM giải đáp qua bài viết này.  

1. Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội

Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội
Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội

Quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

  • Khi hợp đồng lao động kết thúc, người sử dụng lao động chưa chốt sổ cho người lao động phải hoàn thành các thủ tục hồ sơ xác nhận và hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ đã giữ lại của người lao động.
  • Người sử dụng lao động cần có bổn phận và trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm để hoàn trả lại sổ cho người lao động, đồng thời xác nhận thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi họ kết thúc hợp đồng làm việc của mình
  • Việc giải thích và phê chuẩn sổ bảo hiểm xã hội là việc xác nhận thời gian đóng các loại bảo đảm xã hội, thất nghiệp hay tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được hoạch toán, chi phối về số tiền người tham gia đã nộp

Với những quy định trên, có thể thấy rằng người sử dụng lao động cần có trách nhiệm chốt sổ cho người tham gia khi họ ngừng hợp đồng lao động tại đơn vị kinh doanh. .

Trường hợp người sử dụng lao động cố ý không hợp tác thực hiện các quy trình về chốt sổ cho người lao động dẫn đến người lao động bị mất quyền lợi của mình thì có thể liên hệ với Phòng lao động Thương binh và Xã hội quận/ huyện nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở để được sự giúp đỡ kịp thời. 

Tham khảo: mẫu chốt sổ bảo hiểm xã hội

2. Mức phạt khi không chốt sổ bảo hiểm xã hội

Mức phạt khi không chốt sổ bảo hiểm xã hội
Mức phạt khi không chốt sổ bảo hiểm xã hội

Để đảm bảo những quyền lợi nhất định cho người lao động. Bảo hiểm Xã hội đã có những mức phạt đối với những đơn vị có hành vi cố tình giữ sổ bảo hiểm của người lao động và không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho họ như sau: 

Số người lao động Mức phạt 
Từ 1 đến 10 người Từ 1.000.000 đến 2.000.000 VNĐ
Từ 11 đến 50 người Từ 2.000.000 đến 5.000.000 VNĐ
Từ 51 đến 100 người Từ 5.000.000 đến 10.000.000 VNĐ
Từ 101 đến 300 người Từ 10.000.000 đến 15.000.000 VNĐ
Từ 301 người trở lên Từ 15.000.000 đến 20.000.000 VNĐ

Ngoài ra, Luật Bảo hiểm quy định, nếu người sử dụng lao động không trả sô bảo hiểm cho người lao động thì còn bị phạt từ 2 đến 4 triệu đồng đối với mỗi người lao động khi vi phạm và tối đa không quá 75 triệu đồng.

3. Trường hợp nào người lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội được coi là tự ý nghỉ việc

Trường hợp nào người lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội được coi là tự ý nghỉ việc
Trường hợp nào người lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội được coi là tự ý nghỉ việc

Người lao động khi nghỉ việc chỉ được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc khi làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo công việc có chu trình dưới 12 tháng thì được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Gồm những trường hợp sau:

  • Vì lý do thai sản nên phải nghỉ việc;
  • Làm công việc không đúng không gian, điều kiện làm việc như trong hợp đồng đã thỏa thuận; 
  • Trong khi làm bị bạo hành, quấy rối, cưỡng bức;
  • Vì bản thân hoặc gia đình có điều kiện không thuận lợi để tiếp tục được công việc;
  • Được bổ bầu, bổ nhiệm vào chỗ đứng trong bộ máy Nhà nước;
  • ¼ thời hạn với người làm việc theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn dưới 1 tháng mà bị ốm đau tai nạn mà trong 90 ngày chưa khỏi thì được chấm dứt hợp đồng hoặc người lao động làm việc theo hợp đồng có xác định thời hạn
  • Được nghỉ không lý do đối với người lao động không có hợp đồng xác định ngày cụ thể. 

Như vậy, người lao động sẽ được coi là tự ý nghỉ việc và không chốt sổ bảo hiểm xã hội được nếu không nằm trong các lý do trên và không tuân thủ về thời gian báo trước. 

4. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Để hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp cần chuẩn bị những điều sau:

  • Cần thực hiện thủ tục báo giám lao động trước khi tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội
  • Trong vòng 7 ngày khi người lao động nghỉ việc cần nhanh chóng nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm, chậm nhất là trong vòng 30 ngày
  • Tờ bìa của sổ BHXH;
  • 1 bản phiếu giao và nhận hồ sơ theo mẫu 620;
  • Các tờ rời của sổ bảo hiểm nếu người lao động đã tham gia BHXH nhiều lần;

5. Dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

Để tránh tình trạng các doanh nghiệp sơ suất dẫn đến quên chốt sổ cho người lao động dẫn đến bị xử phạt hành chính, dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội của chúng tôi sẽ thay mặt doanh nghiệp giải quyết những vấn đề về hồ sơ thủ tục một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

Như vây, người sử dụng lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị các mức xử phạt tương ứng với mức độ vi phạm. Doanh nghiệp cần chú ý hơn trong vấn đề này để tránh dẫn đến các tình huống đáng tiếc và để bảo đảm quyền lợi cho các nhân viên của mình. 

Xem thêm: làm lại sổ bảo hiểm xã hội ở đâu

Share

Trả lời


Notice: Undefined index: cookies in /home/baohiemhcm/domains/baohiemxahoitphcm.com/public_html/wp-content/plugins/live-composer-page-builder/modules/tp-comments-form/module.php on line 1638